– Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế trong nước và quốc tế của Viện.
– Xây dựng và phát triển các hoạt động khoa học công nghệ của Viện theo định hướng Đại học ứng dụng.
– Triển khai công tác nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường các bài báo quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI và Scopus và phát triển một số sản phẩm ứng dụng, thương mại hóa.
– Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp.
– Phát triển các Phòng thí nghiệm chuyên sâu của Viện gắn với yêu cầu về kết quả NCKH.
Góp phần thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020.
Đảm bảo việc duy trì một nền tảng nghiên cứu đẳng cấp quốc tế, năng động và đáp ứng đòi hỏi xã hội.
Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học tiệm cận trình độ quốc tế trong một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và kinh tế then chốt, góp phần nâng cao vị thế, học hiệu của Viện Nghiên cứu & Đào tạo Việt – Anh.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật trong nội bộ đội ngũ giảng viên của trường cũng như giữa đội ngũ này với bên ngoài. Nâng cao số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học do cán bộ nhà trường thực hiện ở các cấp Nhà nước, Bộ, Tỉnh/Thành. Nâng cao số lượng bài báo của giảng viên nhà trường trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước.
Phát triển hợp tác về hoạt động khoa học công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. Thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu với các trường đại học trong và ngoài nước; phối hợp, triển khai các dự án nghiên cứu gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Tăng cường tổ chức và phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế.
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ. Tăng cường hoạt động sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện hợp đồng khoa học công nghệ, gắn liền hoạt động nghiên cứu khoa học với ứng dụng thực tiễn.
Phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đào tạo một lực lượng lao động có khả năng ứng dụng kịp thời kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, ban hành, bổ sung các quy định về nghiên cứu khoa học cũng như các chính sách hỗ trợ, khen thưởng nghiên cứu khoa học ngay sau khi thành lập, tiếp nối từ các quy định đã có của Đại học Đà Nẵng và Viện. Đây là một nhiệm vụ lâu dài gắn liền cùng với sự phát triển của nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường cũng ban hành các quy định, chính sách hỗ trợ cho việc khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ, kết hợp với các doanh nghiệp ứng dụng những kết quả của các công trình nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
a) Nhóm giải pháp tăng cường và phát huy sức mạnh nội bộ (trong Viện và trong Đại học Đà Nẵng):
– Tận dụng lợi thế của một cơ sở giáo dục thành viên trong mô hình đại học vùng, sử dụng và chia sẻ nguồn lực cũng như thế mạnh, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động nói chung, hoạt động khoa học công nghệ nói riêng giữa các trường thành viên cùng thuộc Đại học Đà Nẵng.
– Tăng cường chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn, học vị của đội ngũ giảng viên, phối hợp với các đơn vị khác trong Đại học Đà Nẵng thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Thường xuyên tổ chức và tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
– Xây dựng, hình thành thêm các nhóm nghiên cứu – giảng dạy TRT, cụ thể như: nhóm nghiên cứu về tin sinh học; nhóm nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên; nhóm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao; nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực vật liệu nano; nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo; nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực Internet Vạn vật và Khoa học dữ liệu. Các nhóm nghiên cứu giảng dạy sẽ là hạt nhân trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo sau đại học của nhà trường.
– Tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên tham gia các hoạt động khoa học công nghệ, hỗ trợ các giảng viên tham gia báo cáo tại hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước như kinh phí đi lại, tham dự, đăng bài báo khoa học.
– Khuyến khích cán bộ, giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học, báo cáo, trình bày các kết quả nghiên cứu ở Khoa và nhà trường; khen thưởng, động viên các cá nhân điển hình trong hoạt động khoa học công nghệ.
– Có các chính sách động viên, hỗ trợ cán bộ, giảng viên, nhóm nghiên cứu tìm kiếm dự án nghiên cứu, tham gia đấu thầu các đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ trở lên. Hỗ trợ kinh phí và khen thưởng các cán bộ có bài báo quốc tế.
– Xây dựng các quy định, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm TRT nghiên cứu, chế tạo và hoàn thiện một số sản phẩm công nghệ đặc trưng, mang dấu ấn của trường, đủ điều kiện để chuyển giao công nghệ hoặc đưa vào ứng dụng trong thực tế.
– Hỗ trợ cán bộ giảng viên, nhóm nghiên cứu thực hiện chuyển giao công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất như: hỗ trợ một phần hoặc cho vay kinh phí thực hiện, hỗ trợ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc cải tiến dây chuyền sản xuất.
– Tăng cường kinh phí, đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ như: đầu tư các trang thiết bị mới cho các phòng thí nghiệm, có kế hoạch tổng thể từng bước xây dựng các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu; phối hợp tận dụngcác trang thiết bị phục vụ nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học thành viên trong Đại học Đà Nẵng.
– Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, thành lập thêm các nhóm Học tập – Nghiên cứu SRT của sinh viên. Các nhóm SRT này sẽ là hạt nhân thúc đẩy tinh thần học tập và tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trong khởi nghiệp với sản phẩm công nghệ chế tạo được.
b) Nhóm giải pháp tăng cường và phát triển liên kết với bên ngoài:
– Xây dựng và đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các khu công nghệ cao và các doanh nghiệp quốc tế, đặc biết là các đối tác có uy tín nhất từ Vương quốc Anh. Phát triển và duy trì các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước.
– Tăng cường mối liên hệ trực tiếp với các Sở, Ban, Ngành và các địa phương trong nước, trước hết là ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên nhằm tìm kiếm và gia tăng số lượng đề tài khoa học công nghệ các cấp do cán bộ trong trường chủ trì thực hiện để hoạt động khoa học công nghệ của nhà trường thực sự góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, qua đó nâng cao vai trò và vị thế của nhà trường.
– Xây dựng chính sách mời các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị quản lý, Vườn ươm công nghệ, Khu công nghệ cao,.. tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ cho các Dự án nghiên cứu, chế tạo sản phẩm kỹ thuật, công nghệ của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển giao công nghệ, đưa kết quả nghiên cứu hoàn thiện vào ứng dụng trong thực tế.
– Tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu thông qua đội ngũ giảng viên đã và đang được đào tạo ở nước ngoài; đẩy mạnh việc trao đổi giảng viên, chuyên gia và sinh viên. Xây dựng chính sách mời các nhà khoa học, các chuyên gia ở nước ngoài (đặc biệt là đội ngũ người gốc Việt) về tham gia đào tạo và nghiên cứu tại trường. Tích cực phối hợp với các Trường Đại học ở nước ngoài tổ chức các Tọa đàm, Báo cáo Chuyên đề, Hội thảo, Hội nghị Khoa học Quốc gia và Quốc tế.
– Tìm kiếm và tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ của các Tổ chức Quốc tế, sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về đội ngũ chuyên môn, kinh nghiệm chuyên môn và trang thiết bị phục vụ cho việc triển khai các Dự án, đề tài nghiên cứu, chế tạo sản phẩm kỹ thuật, công nghệ.
– Thực hiện việc đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách thường xuyên theo mô hình Khung năng lực nghiên cứu xuất sắc (Research Excellence Framework- REF) của Vương quốc Anh. Chi tiết khung đánh giá năng lực xuất sắc được thể hiện trong Phụ lục 8 đính kèm Đề án.
Các lĩnh vực nghiên cứu của Viện được lựa chọn dựa trên những ngành mà Việt Nam không có truyền thống, có nhu cầu ứng dụng cao và có lợi thế về nguồn lực. Các lĩnh vực định hướng bao gồm:
Viện nghiên cứu và đào tạo Việt – Anh
Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
Địa chỉ: 158A Lê Lợi, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0236 629 8868
Email: khcn-htqt@vnuk.edu.vn
Thứ Hai – Thứ Sáu, 8: 00 – 17:00
Thông tin mạng xã hội