Những nỗ lực thúc đẩy STEM từ VNUK qua hội thảo "Hướng tiếp cận và một số giải pháp triển khai Giáo dục STEM cho các trường THPT tại Đà Nẵng" - VNUK

Những nỗ lực thúc đẩy STEM từ VNUK qua hội thảo “Hướng tiếp cận và một số giải pháp triển khai Giáo dục STEM cho các trường THPT tại Đà Nẵng”

VNUK >Tin tức >Những nỗ lực thúc đẩy STEM từ VNUK qua hội thảo “Hướng tiếp cận và một số giải pháp triển khai Giáo dục STEM cho các trường THPT tại Đà Nẵng”
hoi-thao-giao-duc-stem

Định vị bản thân là một tổ chức tiên phong trong đổi mới và phát triển, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng hiện đang dựa trên những nguồn lực hiện có để phối hợp với nhiều đối tác uy tín trong nước xây dựng các chương trình nhằm hỗ trợ các Trường THPT trên địa bàn thành phố triển khai giáo dục STEM trong chương trình phổ thông mới.  

Nằm trong chuỗi hoạt động đó, vào ngày 24/11/2022 vừa qua, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK) phối hợp cùng với Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Đà Nẵng đã tổ chức buổi Hội thảo: “Hướng tiếp cận và một số giải pháp triển khai Giáo dục STEM cho các trường THPT tại Đà Nẵng“.

Các diễn giả và khách mời tham gia buổi Hội thảo

  1. Ông Mai Tấn Linh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng;
  2. Bà Phạm Thị Trinh – Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng;
  3. Ông Võ Thái Dương – Chuyên viên (phụ trách Giáo dục STEM) Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng;
  4. TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh Đại học Đà Nẵng;
  5. TS. Trần Thế Vũ – Trưởng Phòng Đào tạo, Phụ trách ngành Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng;
  6. TS. Đặng Đức Long – Giảng viên Khoa học Y Sinh và Khoa học Dữ liệu, Cố vấn STEM, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng;
  7. Ông Phạm Nguyễn Hoàng Thịnh – CEO Công ty Cổ phần Giáo dục STEMax;
  8. Ông Trương Võ Hữu Thiên – CEO Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục GaraSTEM;
  9. Ông Nguyễn Việt Trung – Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuyên môn, Công ty Cổ phần Giáo dục KDI;
  10. Ông Đỗ Trần Bình Minh – CEO Công ty TNHH Giáo dục AI.

Hội thảo còn có sự tham dự của:

  • Ban Giám hiệu của các nhà trường trên địa bàn TP. Đà Nẵng;
  • Tổ trưởng bộ môn liên quan đến STEM như toán học/tin học/công nghệ hoặc khoa học kỹ thuật.
hoi-thao-giao-duc-stem
Hình 2. Các diễn giả trong phiên Trao đổi và thảo luận của Hội thảo

Định hướng giáo dục STEM tại trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng

Chương trình giáo dục STEM là một trong những chương trình đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018 với định hướng nghề nghiệp cho học sinh là dạy học gắn với thực tiễn “học đi đôi với hành”.

Giáo dục STEM giúp cho học sinh đổi mới phương thức học tập và tìm tòi khám phá tri thức, tuy nhiên nhiều trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn còn lúng túng, gặp nhiều vấn đề và chưa triển khai một cách đồng bộ khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. 

hoi-thao-giao-duc-stem
Hình 3. Ông Nguyễn Việt Trung – PTGĐ phụ trách chuyên môn, Công ty Cổ phần Giáo dục KDI phát biểu tại Hội thảo

Tại hội thảo ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng đã mạnh dạn đánh giá tổng quan về bối cảnh giáo dục STEM hiện nay tại các trường THPT và bàn về các giải pháp lồng ghép Giáo dục STEM cho các trường THPT từ chính khóa đến ngoại khóa cũng như những hướng tiếp cận dành cho các học sinh.

hoi-thao-giao-duc-stem
Hình 4. Các đại biểu của Hội thảo tham quan Không gian Sáng chế – VNUK

Với sự điều hành của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Đại học Đà Nẵng (VNUK) cùng các chuyên gia giáo dục trong buổi hội thảo đã đưa ra các đề xuất và giải pháp cụ thể để tạo điều kiện để thúc đẩy và phương thức phối hợp, nhằm mục đích phát triển tổ chức các hoạt động giáo dục STEM cho các trường THPT tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hội thảo còn có sự ghi nhận và phân tích thực trạng, những điểm mạnh và thách thức; từ đó có định hướng thiết thực cho sự phát triển giáo dục STEM của cả nước trong tương lai trước sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế & giáo dục trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. 

VNUK hiện đang cùng với UNICEF lên kế hoạch triển khai Dự án Thành phố lành mạnh với thanh thiếu niên (Healthy Cities for Adolescents – HCA) giai đoạn 2. Mục tiêu chung của VNUK và UNICEF là tạo ra môi trường lành mạnh cho thanh thiếu niên Đà Nẵng ứng dụng khoa học công nghệ để triển khai ý tưởng sáng tạo, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. Đây là một nỗ lực khác của VNUK trong việc thúc đẩy và triển khai giáo dục STEM trong cộng đồng. 

Bạn đọc tham khảo thêm các bài viết trên báo chí địa phương: