Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Thế giới (công nghiệp 4.0) với những đặc trưng như: Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud computing), Khoa học dữ liệu (Data science),… đang ngày càng mang đến những thay đổi tích cực cho đời sống kinh tế, xã hội của nước ta. Cùng với đó, nhiều ngành nghề mới ra đời và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ, trong đó không thể không nhắc đến Data Analyst – chuyên viên phân tích dữ liệu. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan về nghề Data Analyst qua bài viết dưới đây!
Nói một cách đơn giản nhất, Data Analyst là tập trung thu thập, khai thác dữ liệu về một vấn đề, khía cạnh nào đó sau đó xử lý, phân tích bộ dữ liệu và đưa ra những nhận định, báo cáo khách quan về vấn đề cụ thể kia. Mục đích của quá trình này là để giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được tình hình thực tế về một vấn đề trong hoặc ngoài doanh nghiệp, từ đó tham mưu và có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Công việc này có tầm quan trọng rất lớn đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào vì nhờ đó mà họ sẽ có những thay đổi, điều chỉnh thích hợp, hay có những chiến lược phát triển hiệu quả trong tương lai. Người làm Data Analyst còn được gọi là người đại diện cho tiếng nói của dữ liệu.
Khả năng logic tốt
Việc xử lý, phân tích dữ liệu đòi hỏi bạn phải sử dụng những thuật toán, coding, programing,… Nhưng cốt lõi nhất vẫn là khả năng tư duy logic. Bạn phải nhìn thấy ý nghĩa đằng sau những con số, dữ liệu trên và rút ra được một kết luận sau quá trình phân tích của mình.
Khả năng tập trung, chú ý chi tiết và sự kiên nhẫn
Bạn cần tập trung cao độ để nghiên cứu được nhiều số liệu cùng một lúc; không bỏ qua bất kỳ chi tiết nhỏ nào của bộ dữ liệu vì đôi khi đó chính là vấn đề, lỗi sai mà ta cần tìm thấy. Ngoài ra, đôi khi phải “dọn dẹp” để có một bộ dữ liệu hoàn chỉnh trước khi bắt tay vào việc phân tích, xử lý nên đây cũng là nghề đòi hỏi tính kiên nhẫn cao.
Luôn đặt câu hỏi và tìm tòi
Theo các chuyên gia trong ngành, hầu hết các bộ dữ liệu đều có “lịch sử” của riêng mình. Là một người phân tích dữ liệu, bạn cần biết đặt những câu hỏi như: mục đích thu thập của bộ dữ liệu này là gì, nó được thu thập bằng phương thức nào, có những điểm hạn chế nào trong bộ dữ liệu này hay không? Tìm tòi những thông tin xoay quanh bộ dữ liệu sẽ giúp quá trình phân tích của bạn được hiệu quả hơn, thay vì vội vàng và máy móc áp công thức để có kết quả.
Kỹ năng sắp xếp, quản lý tốt kết hợp với sự linh hoạt, nhạy bén
Trong quá trình làm việc, các bạn sẽ gặp 2 dạng dữ liệu đó là dữ liệu có sẵn và dữ liệu mình tự thu thập. Đối với dữ liệu mình tự thu thập, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn vì nó khá lộn xộn, lung tung, chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. Do đó, các bạn cần phải biết sắp xếp chúng thật rõ ràng, gọn gàng, có hệ thống trong các file dữ liệu trên máy tính của mình để tiện cho việc tìm kiếm và tra cứu.
Bên cạnh đó, dữ liệu sẽ thay đổi hàng ngày nên các bạn cũng cần phải nhạy bén, linh hoạt cập nhật đều đặn nhằm có được một bộ dữ liệu mới và đúng nhất.
Những lưu ý để trở thành một người làm Data Analyst giỏi
Để trở thành người làm Data Analyst, các bạn có thể theo học những ngành liên quan đến Khoa học dữ liệu – Data Science (DS). Đây là ngành học giúp cung cấp cho các bạn những kiến thức nền tảng về việc xử lý, phân tích dữ liệu lớn đồng thời sẽ giúp các bạn trang bị những kiến thức chuyên ngành sâu và rộng hơn về khoa học dữ liệu cũng như hệ thống thông tin.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin về nghề Data Analyst. Đây là nghề mang tính ứng dụng cao và đóng vai trò khá quan trọng cho doanh nghiệp, tổ chức vì thế trong tương lai sẽ là nghề được “săn đón” và mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn đang thắc mắc những nới có đào tạo ngành học Data Science, đặc biệt là tại miền trung, hãy đến với bài viết Các trường đào tạo ngành khoa học dữ liệu tại miền trung để có thêm thông tin cho bản thân nhé.
Tham khảo: The Present Writer