Công nghệ Nano được giảng dạy song ngữ từ năm học 2024-2025 - VNUK

Công nghệ Nano được giảng dạy song ngữ từ năm học 2024-2025

VNUK >Công nghệ nano >Công nghệ Nano được giảng dạy song ngữ từ năm học 2024-2025

Với nhiều GenZ đang theo học các ngành công nghệ, kỹ thuật,… thì việc học chương trình song ngữ là một lựa chọn rất tối ưu. Hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá chuyên ngành song ngữ Công nghệ Nano đầu tiên tại miền Trung đang được giảng dạy tại VNUK.

Bắt đầu những thay đổi

Năm học 2023-2024, chúng tôi đưa vào thử nghiệm chương trình giảng dạy song ngữ đầu tiên cho chuyên ngành Công nghệ Phần mềm và nhận về rất nhiều phản hồi tích cực. Thông qua khảo sát các học sinh trúng tuyển, lý do chủ yếu mà học sinh đưa ra lựa chọn là vì chương trình phù hợp với khả năng ngôn ngữ của các em. Bên cạnh đó, học phí chỉ bằng khoảng ⅔ so với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh cũng là một lý do nữa khiến các sĩ tử yêu thích lựa chọn.

Trong lớp học, giảng viên sẽ dựa vào các tình huống khác nhau trong lớp học để linh hoạt sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt giúp sinh viên tiếp thu trọn vẹn kiến thức từ bài giảng và nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh của mình. Việc học song ngữ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng cả hai ngôn ngữ, mở rộng kiến thức văn hóa và đồng thời giúp sinh viên phát triển tư duy linh hoạt, khả năng tự học và làm việc độc lập trong môi trường quốc tế.

Tạo mọi điều kiện cho người học

Nhận thấy nhu cầu học tập bằng song ngữ đang gia tăng, năm học 2024-2025 chúng tôi quyết định đưa thêm tiếng Việt vào chương trình giảng dạy của chuyên ngành chuyên ngành đang rất hot hiện tại – Công nghệ Nano, nâng số chuyên ngành đào tạo song ngữ tại VNUK lên con số 2 trên tổng 10 chuyên ngành. 

Chia sẻ về sự thay đổi này, TS. Nguyễn Văn Huy – Trưởng phòng Khoa học & Công nghệ VNUK nhận định:

“Đối với một số học sinh ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc lựa chọn chương trình đại học song ngữ Việt – Anh là một bước đi an toàn và hiệu quả cho sinh viên trong việc tiếp thu các kiến thức mới, cũng như các thuật ngữ rất đặc thù của chuyên ngành Công nghệ Nano. Chương trình này còn giúp sinh viên tiếp cận kiến thức và các công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ Nano từ cả hai phía, tạo điều kiện cho sự phát triển sáng tạo. Đây là ưu điểm lớn mà chương trình song ngữ mang lại khi so sánh với chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trước đây.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy chia sẻ về chương trình song ngữ Công nghệ Nano
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy chia sẻ về chương trình song ngữ Công nghệ Nano

Chúng tôi hi vọng với sự thay đổi này, chuyên ngành Công nghệ Nano nói riêng và các chương trình đào tạo song ngữ khác của Viện Nghiện cứu và Đào tạo Việt – Anh sẽ thu hút thêm nhiều sinh viên đam mê khoa học, có mong muốn làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao và bước chân ra thế giới từ những nền tảng vững chắc mà các em học được tại ngôi trường này.”

Một số ứng dụng của Công nghệ Nano

Công nghệ Nano là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu và cấu trúc có kích thước ở mức nano, tức là ở mức độ siêu nhỏ chỉ từ vài đến vài trăm nanomet. Một nanomet bằng một phần triệu mét, tức là rất nhỏ so với kích thước của các vật liệu thông thường.

Đối với một số độc giả, chuyên ngành này có tên gọi khá mới lạ, vậy hãy cùng chúng tôi điểm qua các ứng dụng mà Công nghệ Nano đã và đang phục vụ đời sống con người nhé:

  • Trong y học: Công nghệ Nano được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Ví dụ, việc sử dụng hệ thống nano-sensor có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc các bệnh lý khác. Các vật liệu nano cũng được sử dụng để tạo ra các hệ thống cấp thuốc thông minh, giúp thuốc được giao phó đến đúng vị trí và đúng liều lượng cần thiết trong cơ thể.
  • Trong lĩnh vực điện tử: Công nghệ Nano giúp tạo ra các linh kiện điện tử nhỏ gọn, mạnh mẽ và tiết kiệm năng lượng hơn. Ví dụ, việc sử dụng vật liệu nano như graphene trong việc sản xuất vi mạch và transistor đã cải thiện hiệu suất và tốc độ xử lý của các thiết bị điện tử. Công nghệ Nano cũng được áp dụng trong việc phát triển các thiết bị cảm biến, pin năng lượng mặt trời và các ứng dụng điện tử thông minh khác.

Trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, Công nghệ Nano cung cấp các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của Công nghệ Nano trong lĩnh vực này:

  • Pin năng lượng mặt trời: Công nghệ Nano đã giúp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí sản xuất các tế bào pin mặt trời. Sử dụng vật liệu nano như perovskite hay quantum dots giúp tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng và chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng hiệu quả hơn.
  • Lưu trữ năng lượng: Công nghệ Nano được áp dụng trong việc phát triển pin lithium-ion có dung lượng lớn và thời gian sử dụng kéo dài. Vật liệu nano như graphene và nanotubes giúp tăng cường khả năng lưu trữ và truyền tải năng lượng trong pin.
  • Xử lý nước: Công nghệ Nano được sử dụng để sản xuất các vật liệu nano có khả năng xử lý nước nhiễm độc và nước thải hiệu quả. Ví dụ, các nano-hạt bạc có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm sạch nước và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Ảnh: istock
Ảnh: istock

Công nghệ Nano đã có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực vật liệu, mở ra cơ hội cho việc tạo ra các vật liệu mới có tính chất đặc biệt và ứng dụng đa dạng. Dưới đây là một số ứng dụng của Công nghệ Nano trong lĩnh vực vật liệu:

  • Vật liệu siêu mạnh: Sử dụng vật liệu nano như graphene, carbon nanotubes, hay nano ceramic giúp tạo ra các vật liệu siêu mạnh, nhẹ và cứng. Các vật liệu này được áp dụng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp như vật liệu xây dựng, thiết bị bảo hộ, hay các ứng dụng trong công nghệ hàng không vũ trụ.
  • Vật liệu tự làm sạch: Các vật liệu nano có khả năng tự làm sạch bề mặt, chống bám bẩn và vi khuẩn. Ví dụ, nano-hạt bạc được sử dụng trong sơn chống khuẩn hoặc trong vật liệu xây dựng tự làm sạch.
  • Vật liệu thông minh: Công nghệ Nano giúp tạo ra các vật liệu thông minh có khả năng phản ứng với môi trường xung quanh. Ví dụ, vật liệu nano có thể thay đổi màu sắc, độ bền, hay dẻo dai tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, áp suất hay ánh sáng.
  • Vật liệu năng lượng: Công nghệ Nano được áp dụng trong việc phát triển vật liệu năng lượng tiên tiến như vật liệu năng lượng mặt trời, pin năng lượng quang điện, hay vật liệu lưu trữ năng lượng.

Với những ứng dụng cực kì quan trọng và cần thiết cho cuộc sống như trên, công nghệ nano chính là khoa học tương lai của loài người. Có hiểu biết về ngành học công nghệ Nano và nắm được các cách thực hiện triển khai kiến thức này chắc chắn là một lợi thế và cơ hội đóng góp cho tương lai phát triển nhân loại.

Mời quý độc giả đọc thêm về CT song ngữ Công nghệ Nano thông qua các bài viết khác của chúng tôi:

  1. Công nghệ Nano là gì và nó vận hành ra sao?
  2. Công nghệ Nano – Vai trò tất yếu trong bước tiến của nhân loại
  3. Điểm nổi bật của Ngành Công nghệ Nano ở VN-UK
  4. Tổng quan về chương trình công nghệ Nano

Liên hệ tư vấn: 0905 55 66 54 (Zalo)

Các giảng viên VNUK nói về Công nghệ Nano:

Verified by MonsterInsights